Ngành y tế Hà Nội tăng cường công tác giám sát môi trường làm việc cho nhân viên y tế tuyến cơ sở

Lượt xem: 132 Ngày đăng: 20/11/2021 Đăng bởi: Administrator
Ngành y tế là một ngành lao động đặc thù, cường độ lao động cao ở tất cả các hoạt động. Nhân viên y tế phải trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân và trực tiếp tham gia xử lý các vụ dịch bệnh nên rất dễ bị lây truyền các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan vi-rút, lao, SARS, H5N1...
Không những thế, nhân viên y tế còn phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại khác như bụi chứa các mầm bệnh, phóng xạ, điện từ trường, siêu âm, tiếng ồn, các khí gây mê, hoá chất khử khuẩn và các loại hóa chất. Trong danh mục Nghề - Công việc nặng nhọc - Độc hại - Nguy hiểm do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì nhành y tế có 47 công việc nằm trong nhóm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong đó: Điều kiện lao động loại VI có 02; điều kiện lao động loại V có 14 và điều kiện lao động loại IV có 31. (Nguồn:QĐ915 /LĐTBXH ngày 30/7/1996; QĐ1152/LĐTBXH ngày 18/9/2003).
 
Thời gian qua, với sự nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư kinh phí cho việc tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của lãnh đạo Sở và các cấp ủy, chính quyền các đơn vị nên đã có những kết quả thiết thực, giúp người đứng đầu đơn vị có kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho nhân viên y tế và thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại (tập trung ở y tế tuyến trên).
 
Mấy năm gần đây (từ năm 2014), các Trung tâm y tế quận, huyện trực thuộc Sở y tế TP Hà Nội cũng đã rất quan tâm đến công tác giám sát môi trường lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Đã phối kết hợp với đơn vị có đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật như Công ty TNHH đo kiểm tra môi trường Minh Đức, đã thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm tại các Trạm y tế Xã, Phường, Thị trấn thuộc quyền quản lý của Trung tâm y tế quận, huyện. Hoạt động này của các Trung tâm y tế đã nói lên ý thức trách nhiệm rất cao của người quản lý, người sử dụng lao động trong việc quan tâm đến môi trường làm việc của người lao động được quy định tại điều 138 Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 1 điều 16 và điều 18 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và các văn bản pháp luật khác. Qua trao đổi với TTUT- Bác sỹ CKI Lê Đình Tán một người có nhiều năm làm giám đốc Trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Nam Định (đã nghỉ hưu) nay là Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH đo kiểm tra môi trường Minh Đức chúng tôi được biết trong thời gian ông làm giám đốc Trung tâm y tế chưa khi nào thực hiện được việc đo, kiểm tra môi trường làm việc cho nhân viên y tế tại trạm y tế xã, phường, đến nay lại được Tổng giám đốc phân công làm việc này ông rất tâm huyết. Ông chia sẻ: “Đoàn công tác của công ty do ông làm trưởng đoàn đã phải đến từng Trạm y tế xã để đo, kiểm tra môi trường làm việc cho nhân viên y tế của trạm, chúng tôi đến cả những xã miền núi của huyện Ba Vì cách trụ sở của công ty hàng trăm cây số để làm việc. Tuy xa xôi, vất vả nhưng đến nơi nhìn thấy những ánh mắt vui tươi, phấn khởi của cán bộ, nhân viên y tế cơ sở là bao nhiêu vất vả, mệt nhọc tan hết. Có một chị Trưởng trạm y tế nói với tôi (Bs Tán): Chúng em phấn khởi lắm vì được lãnh đạo cấp trên rất quan tâm, từ đây chắc chắn chúng em sẽ có thêm động lực để làm việc”. 
 
Động lực lao động. Đúng, đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi cơ sở sử dụng lao động. Các nhà quản trị trong tổ chức muốn xây dựng đơn vị vững mạnh thì phải dùng các biện pháp kích thích người lao động làm cho họ hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Tạo ra một môi trường làm việc an toàn để người lao động yên tâm, thỏa mái làm việc cũng là một công cụ hữu ích tác động đến quá trình tái sản xuất sức lao động.
 
Mài Ngọc
  • Tags

Đối tác khách hàng

UN
5
4
3
IEF
2
1
0902 148 828